Thực tế Panda 4.0 là một bản cập nhật lớn của thuật toán so với việc chỉ làm mới dữ liệu. Có nghĩa là, Google đã có những thay đổi để Panda xác định các trang web và phát hành một phiên bản mới của thuật toán ngày hôm nay.
Google Panda 4.0 là một bản cập nhật lớn từ Google, chứ không chỉ làm mới dữ liệu tìm kiếm. Điều đó có thể hiểu rằng Google đã có những thay đổi dành cho thuật toán Google Panda để xác định các trang web và đã phát hành phiên bản mới của thuật toán này vào ngay hôm nay. Có lẽ bản cập nhật này ảnh hưởng nhẹ đến một số trang web, đặt nền móng cho việc tìm kiếm theo hướng tích cực hơn.
Google nói rằng Google Panda 4.0 ảnh hưởng đến nhiều ngôn ngữ với các mức độ khác nhau. Đối với tiếng anh thì nó ảnh hướng đến ~ 7,5% đến các truy vấn tìm kiếm, đến mức mà người dùng thường xuyên cũng có thễ nhận thấy điều này.
Bên dưới đây là thời gian những lần cập nhật trước đây của Google Panda:
01. Panda cập nhật lần 1, 24 tháng 2 năm 2011 (11,8 % các truy vấn, đã công bố, chỉ tiếng anh ở Mỹ)
02. Panda Cập nhật lần 2, ngày 11 Tháng tư 2011 (2% của các truy vấn; đã công bố; triển khai bằng tiếng Anh quốc tế)
03. Panda Cập nhật lần 3, 10 tháng 5 năm 2011 (không có thay đổi nhất định; xác nhận, không công bố)
04. Panda Cập nhật lần 4, 16 tháng 6 năm 2011 (không có sự thay đổi nhất định; xác nhận, không công bố)
05. Panda Cập nhật lần 5, 23 tháng 7 năm 2011 (không có thay đổi nhất định; xác nhận, không công bố)
06. Panda Cập nhật lần 6, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (6-9% các truy vấn trong nhiều ngôn ngữ không phải tiếng Anh, đã công bố)
07. Panda Cập nhật lần 7, 28 tháng 9 2011 (không có thay đổi nhất định; xác nhận, không công bố)
08. Panda Cập nhật lần 8, ngày 19 Tháng Mười 2011 (khoảng 2% của các truy vấn; xác nhận muộn)
09. Panda Cập nhật lần 9, ngày 18 Tháng 11 2011: (ít hơn 1% của các truy vấn; đã công bố)
10. Panda Cập nhật lần 10, 18 tháng 1 năm 2012 (không có thay đổi nhất định; xác nhận, không công bố)
11. Panda Cập nhật lần 11, ngày 27 tháng 2 năm 2012 (không có thay đổi nhất định; đã công bố)
12. Panda Cập nhật lần 12, 23 tháng 3 năm 2012 (khoảng 1,6% của các truy vấn ảnh hưởng; đã công bố)
13. Panda Cập nhật llần 13, 19 tháng 4 năm 2012 (không có thay đổi nhất định; tiết lộ muộn)
14. Panda Cập nhật lần 14, 27 tháng 4 năm 2012: (không có sự thay đổi nhất định; xác nhận)
15. Panda Cập nhật lần 15, 09 tháng 6 năm 2012: (1% các truy vấn; công bố muộn)
16. Panda Cập nhật lần 16, June 25, 2012: (khoảng 1% các truy vấn; đã công bố)
17. Panda Cập nhậtlần 17, ngày 24 tháng 7 năm 2012: (khoảng 1% các truy vấn; đã công bố)
18. Panda Cập nhật lần 18, 20 tháng 8 2012: (khoảng 1% các truy vấn; công bố muộn)
19. Panda Cập nhậtlần 19, 18 tháng 9 2012: (ít hơn 0,7% của các truy vấn; đã công bố)
20. Panda Cập nhật lần 20, 27 tháng 9 năm 2012 (2,4% các truy vấn tiếng Anh, ảnh hưởng, công bố muộn)
21. Panda Cập nhật lần 21, ngày 5 tháng 11 năm 2012 (1,1% các truy vấn tiếng Anh tại Mỹ; 0,4% trên toàn thế giới; xác nhận, không công bố)
22. Panda Cập nhật lần 22, 21 tháng 11 2012 (0,8% các truy vấn tiếng Anh bị ảnh hưởng; xác nhận, không công bố)
23. Panda Cập nhật lần 23, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (1,3% các truy vấn tiếng Anh bị ảnh hưởng; xác nhận, công bố)
24. Panda Cập nhật lần 24, 22 tháng 1 năm 2013 (1,2% các truy vấn tiếng Anh bị ảnh hưởng; xác nhận, công bố)
25. Panda Cập nhật lần 25, 15 tháng 3 năm 2013 (xác nhận là đến, không xác nhận là có xảy ra)
Đây thật sự là đợt cập nhật thuật toán của Google lớn nhất từ đầu năm tới nay. Dưới đây là các yếu tố mà Google Panda 4.0 đánh giá nội dung trang web của bạn.
1. Yếu tố 1: Nội dung của bạn có unique không? Panda 4.0 sẽ kiểm tra và đánh giá chất lượng nội dung của bạn có độc đáo và tự viết hay không.
Có 3 thể loại nội dung unique:
- Tốt: >=80%
- Khá: < 80% and > 30%
- Trung bình: <= 30%
Một công cụ bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem nội dung của bạn có unique hay không đó là: http://www.copyscape.com/unique-content/
2. Yếu tố 2: Thời gian trung bình trên trang của bạn có đủ lớn, nó tương đương với chất lượng nội dung của bạn có khiến người dùng lưu lại trang lâu hơn không. Theo kinh nghiệm thì thời gian trung bình khoảng 3 phút là chuẩn. Để đo thời gian trung bình bạn dùng Google Analytics
3. Yếu tố 3: Tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu của trang bạn có không? Các bạn chú ý trong Google Analytics nên đặt mục tiêu về truy cập và từ khóa cho từng tháng để dựa vào đó chúng ta cũng như Google có thể đánh giá được hiệu quả của website chúng ta.
4. Yếu tố 4: Tỷ lệ thoát trang của bạn cũng rất quan trọng. Nếu tỷ lệ này cao >= 60% thì điều đó chứng tỏ nội dung của bạn thực sự không hấp dẫn người dùng, còn nếu tỷ lệ thoát của bạn quá thấp <= 20% thì chứng tỏ rằng trang của bạn chạy view ảo. Bạn cần chú ý để có được hiệu quả cao nhất. Bạn có thể đo tỷ lệ thoát này bằng Google Analytics
5. Yếu tố 5: Một tiêu chí nữa bạn cần chú ý đó là tỷ lệ số trang/phiên. Tỷ lệ này càng lớn thì nó thể hiện:
- nội dung của bạn khá hấp dẫn và phù hợp với người dùng
- khả năng điều link liên kết nội bộ của bạn khá tốt
- thiết kế giao diện trang web của bạn khá thuận tiện và hấp dẫn click người dùng
Tỷ lệ vàng theo kinh nghiệm của tôi đó là 3.05. Bạn có thể đo thông số này trong Google Analytics
6. Yếu tố 6: CTR của trang bạn đã tốt chưa? CTR ngày nay thật sự thật sự quan trọng trong SEO và trong kinh doanh. Tùy ngành và lĩnh vực mà có CTR khác nhau nhưng ngành SEO thì theo kinh nghiệm của tôi CTR từ 10% đến 50% là đẹp, thậm chí từ khóa của tôi có cả CTR lên đến 68%. Chẳng có lý do gì Google cho trang web với từ khóa có CTR thấp đứng mãi trên TOP cả. Các bạn có thể kiểm tra CTR trong Google Webmaster Tools
7. Yếu tố 7: Yếu tố chưa bao giờ là thừa đó là tốc độ tải trang của bạn, bạn cần phải tối ưu web của mình có tốc độ load trang bất kỳ luôn nhỏ hơn 3s. Yếu tố này bây giờ quá dễ với Code rồi.
8. Yếu tố 8: Tỷ lệ vàng truy cập? ngày trước bạn không cần quan tâm tới chỉ số này lắm. Hiện nay, nó đã được đưa lên 1 tầm cao mới.
- Tìm kiếm không phải trả tiền: trung bình chiếm khoảng 50%-60% là đẹp
- Truy cập trực tiếp: khoảng 20% là đẹp. Tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với việc bạn đã có một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng.
- Truy cập từ mạng xã hội: khoảng 20% là đẹp. Nó nói lên bạn có cộng đồng và có tương tác từ con người thật chứ không phải phần mềm.
- Truy cập từ giới thiệu: khoảng 10%. Nó chứng tỏ quan hệ của trang bạn khá rộng chứ không phải 1 mình một đảo.
Trên đây là 8 yếu tố liên quan trực tiếp đến thuật toán Google Panda 4.0 đánh vào nội dung của website của bạn. Hy vọng sau khi đọc xong bạn có thể tự trả lời được các câu hỏi về thứ hạng từ khóa trang của bạn.
Cách khôi phục website khi dính Google Panda 4.0
Việc bị Google Panda 4.0 phạt là điều không ai muốn cả, nhưng nếu đã lỡ dính thuật toán này thì làm cách nào để gỡ bỏ nó và khôi phục lại website của bạn như ngày còn “trong trắng”. Google Panda là một thuật toán đánh vào nội dung kém chất lượng, trùng lặp nội dung nên dù trực tiếp hay dán tiếp để thoát khỏi Google Panda điều bạn cần làm đầu tiên đó là cập nhật lại nội dung.
Mình xin đưa ra cho bạn một vài thủ thuật nhỏ để giúp bạn có thể thoát khỏi Google Panda một cách nhanh chóng và an toàn.
1. Loại bỏ trùng lặp nội dung & Lỗi.
Cũng dễ hiểu thôi Google không muốn phải index 2 trang trong khi chúng có cùng 1 nội dung vì thế việc của bạn để nhanh chóng thoát khỏi google panda đó là loại bỏ nội dung trùng lặp bằng cách chuyển hướng 404, chuyển hướng 301, sử dụng thẻ rel= ” canonical ”
Trong giao diện GWT chọn Giao diện tìm kiếm -> Cải tiến HTML
Xử lý lỗi trùng lặp nội dung trong GWT
Đối với việc trùng lặp thẻ meta trên nhiều trang hãy kiểm tra lại code của bạn và chắc chắn rằng code của bạn cho phép thẻ meta có thể thay đổi theo url.
Tiếp theo là xử lý lỗi thu thập dữ liệu mà Google thông báo cho bạn, nếu bạn chưa biết tìm nó ở đâu thì trong giao diện GWT chọn Thu thập dữ liệu -> Lỗi thu thập dữ liệu
2. Cập nhật lại nội dung & Onpage.
Google Panda đánh vào nội dung vì vậy cập nhật lại nội dung là giải pháp hàng đầu, hãy hướng đến những nội dung độc đáo những nội dung mang lại giá trị cho người dùng và sẵn sàng xóa bỏ những nội dung coppy, nội dung kém chất lượng bên cạnh việc đó bạn cũng nên khai báo với Google bằng cách sử dụng Google Webmaster Tools trong menu Chỉ mục của Google -> Xóa URL
Onpage là cách để bạn hệ thống lại website của mình, hãy chú ý đến liên kết nội bộ việc có cấu trúc liên kết nội bộ mạnh sẽ giúp bạn trụ vững không chỉ với Google Panda mà còn với các thuật toán khác của Google.
Hãy sửa lại title, descriptions hướng đến người dùng tránh việc nhồi nhét từ khóa sau đó cập nhật lại sitemap.xml và gửi cho Google bằng cách trong GWT chọn Thu thập dữ liệu -> Tìm nạp như Google
3. Chia sẻ & Tăng lượt truy cập.
Tận dụng mạng xã hội để tăng lượt truy cập thật cho website của bạn cũng là một cách để kéo Google Boot vào website của bạn. Hãy tạo các button like, G+, Share trong các bài viết.
Cho phép và khuyến khích người dùng comment bằng nhiều hình thức khác nhau như comment bằng fb, g+, wp…
Nguồn Internet